Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

hcv202>Tuyển tập những câu hỏi lý thuyết đáng chú ý - Blog Học cùng hcv

Blog học cùng HCV xin giới thiệu bài viết: “TUYỂN TẬP NHỮNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT ĐÁNG CHÚ Ý” được trích từ  Đề thi thử của sở, trường chuyên. Rất hữu ích cho học sinh ôn thi THPTQG môn Vật Lý giai đoạn nước rút.

Bạn có thể tìm lại bài viết này bằng từ khóa: blog học cùng hcv2020,Tuyển tập những câu hỏi lý thuyết đáng chú ý,Đề thi thử đại học Môn Vật lí,

link tải file word:  

https://docs.google.com/document/d/15ggRaiAuRyPavvu0DNKlJd7wRH_peAxb/edit?usp=sharing&ouid=113625407205664891271&rtpof=true&sd=true 


TUYỂN TẬP NHỮNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT ĐÁNG CHÚ Ý

  1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mẫu nguyên tử Borh?

A. Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo của êlectron càng lớn.

B. Trong các trạng thái dừng, động năng của êlectron trong nguyên tử bằng không.

C. Khi ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có năng lượng cao nhất.

D. Nguyên tử bức xạ khi chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích.

  1. Xét 4 hạt: notrino,notron, proton, electron. Các hạt này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của khối lượng nghỉ là

A. notron, prôtôn, notrinô, êlectron. 

B. prôtôn, notron, êlectron, nơtrinô.

C. notron, prôtôn, êlectron, nơtrinô. D. nơtrinô, notron, prôtôn, êlectron. 

  1. Cho dòng điện ba pha đi vào 3 cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. Theo thứ tự gọi chu kỳ của dòng điện ba pha,của từ trường quay và của roto là T1, T2 và T3 thì 

A. T1 = T2< T3. B. T1 = T2>T3. C. T1 <T2= T3. D. T1 > T2= T3.  

  1. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai

A. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. B. Sóng điện từ là sóng ngang.

C. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ. D. Sóng điện từ mang năng lượng.

  1. Lực hạt nhân là lực nào sau đây? 

A. Lực từ.  B. Lực hút giữa các nuclôn.

C. Lực điện.  D. Lực hấp dẫn.

  1. Chọn câu sai trong các câu sau khi nói về các bức xạ điện từ?

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng dài. B. Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.

C. Tia X có tác dụng lên kính ảnh. D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

  1. Đồ thị dao động âm của hai dụng cụ phát ra biểu diễn như hình bên, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Hai âm có cùng tần số.

B. Độ to của âm 2 lớn hơn âm 1.

C. Hai âm có cùng âm sắc.

D. Độ cao của âm 2 lớn hơn âm 1.

  1. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 25 g và lò xo có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần toàn Khi ω lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của vật tương ứng là A1 và A2. Lấy π2 = 10. So sánh ta thấy

A. A1 = 1,5 A2. B. A1 < A2. C. A1 = A2. D. A1 >A2.

  1. Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.

C. Tia hồng ngoại là các bức xạ nhìn thấy được.

D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

  1. Khi điện áp giữa hai cực của một vôn kế nhiệt là (V) thì số chỉ của vôn kế này là

A. 141 (V). B. 50 V. C. 100 V. D. 70 V.

  1. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25 m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là 

A. 1,5 m. B. 2,0 m.  C. 0,5 m.  D. 1,0 m.

  1. Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây là sai?


A. Tia laze là chùm sáng có độ đơn sắc cao. B. Tia laze gây ra hiện tượng quang điện với tất cả các kim loại.

C. Tia laze là chùm sáng song song. D. Tia laze là chùm sáng kết hợp.

  1. Xét các tia phóng xạ α, β, γ sắp xếp theo thứ tự khả năng đâm xuyên tăng dần của các tia là 

A. Tia γ, tia β, tia α. B. Tia α, tia β, tia γ. C. Tia β, tia α, tia γ. D. Tia β, tia γ, tia α.

  1. Đơn vị của cường độ điện trường là 

A. vôn (V). B. tesla (T). C. vôn trên mét (V/m). D. am-pe (A).

  1. Mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là

A. . B. . C. . D. .

  1. Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch luôn

A. cùng pha nhau. B. ngược pha nhau. C. lệch pha nhau D. lệch pha nhau  

  1. Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là 

. Phương trình dao động của vật là

A. B.  

C. D.  

  1. Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200 oC thì phát ra

A. hai quang phổ vạch giống nhau. B. hai quang phổ vạch không giống nhau.

C. hai quang phổ liên tục giống nhau. D. hai quang phổ liên tục không giống nhau. 

  1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ liên tục?

A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.

D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.

  1. Trong hệ đơn vị SI, tần số dao động là số lần dao động thực hiện được trong

A. một thời gian nhất định. B. thời gian một giờ. C. thời gian một giây. D. một chu kì.

  1. Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận

A. mạch khuếch đại. B. mạch tách sóng. C. ăng-ten phát. D. ăng-ten thu.

  1. Phản ứng phân hạch và nhiệt hạch có cùng đặc điểm

A. không phải là phản ứng hạt nhân. B. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C. có sự hấp thụ nơtron chậm. D. là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

  1. Cho phản ứng hạt nhân Phản ứng này là

A. phản ứng thu năng lượng. B. phản ứng phân hạch.

C. sự phóng xạ. D. phản ứng nhiệt hạch.

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Nếu biên độ dao động tăng gấp đôi thì tần số dao động điều hòa của con lắc

A. tăng lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. tăng 2 lần.

  1. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất bán dẫn khi được chiếu ánh sáng thích hợp.

D. một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.

  1. Tính chất cơ bản của từ trường là

A. tác dụng lực từ lên hạt mang điện đứng yên.

B. tác dụng lực điện lên một điện tích.

C. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

D. tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó.

  1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia anpha?

A. Quãng đường đi của tia anpha trong không khí chừng vài cm và trong vật rắn chừng vài mm.

B. Tia anpha phóng ra từ hạt nhân với vận tốc cỡ 2.107 m/s.

C. Tia anpha thực chất là dòng hạt nhân nguyên tử .

D. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm tụ điện.

  1. Ống chuẩn trực trong máy quang phổ có tác dụng

A. tán sắc ánh sáng. B. tạo ra chùm tia sáng song song.

C. tăng cường độ sáng. D. tập trung ánh sáng chiếu vào lăng kính.

  1. Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g, với biên độ góc α0. Khi vật đi qua vị trí có li độ góc α, nó có vận tốc là v. Khi đó, ta có biểu thức liên hệ giữa các đại lượng là

A. B. . C. D. .

  1. Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. độ lớn điện tích dịch chuyển. B. cường độ điện trường.

C. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. D. hình dạng của đường đi.

Xem thêm:

  1. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Nếu gọi u là hiệu điện thế giữa bản A và bản B của tụ điện thì điện tích của bản B biến thiên 

A. trễ pha π /2 so với u. B. sớm pha π /2 so với u. C. ngược pha với u. D. cùng pha với u.

  1. Đặt điện áp hai đầu đoạn mạch một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R mắc nối tiếp và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Tăng dần điện dung của tụ điện, gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời điểm mà giá trị hiệu dụng của UR, UL, UC đạt cực đại. Mối quan hệ giữa t1, t2 và t3

A. t1 = t2 > t3. B. t1 = t3 < t2. C. t1 = t2 < t3. D. t1 = t3 > t2.

  1. Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Biên độ của dao động duy trì giảm dần theo thời gian.

B. Dao động duy trì không bị tắt dần do con lắc không chịu tác dụng của lực cản.

C. Chu kì của dao động duy trì nhỏ hơn chu kì dao động riêng của con lắc.

D. Dao động duy trì được bổ sung năng lượng sau mỗi chu kì.

  1. Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 10%. Phần năng lượng còn lại của con lắc sau một chu kỳ là 

A. 81%. B. 80%. C. 91%. D. 90%.

  1. Khi chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào dung dịch fluorexêin thì dung dịch này sẽ phát ra

A. tia anpha. B. bức xạ gamma. C. tia X. D. ánh sáng màu lục.

  1. Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số được gọi là hai dao động ngược pha nếu độ lệch pha của chúng bằng

A. với . B. với . C. với . D. với  

  1. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có dạng u = U0 cosωt (V) với U0 không đổi. Khi xảy ra cộng hưởng thì câu nào sau đây sai?

A. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R đạt giá trị cực đại.

B. Cường độ dòng điện cùng pha với điện áp tức thời hai đầu mạch.

C. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch.

D. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần đạt cực đại.

  1. Để đo cường độ dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng cỡ 50 mA cần vặn núm xoay của đồng hồ đa năng hiện số đến vị trí

A. DCA 20 m. B. DCA 200 m. C. ACA 20 m. D. ACA 200 m.

  1. Đặt điện áp u = Uocosωt (Uo không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi

A. ω2LCR – 1 = 0. B. ω2LC – 1 = 0. C. D. ω2LC – R = 0.

  1. Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

A. vô hạn. B. 10-13 cm. C. 10-10 cm. D. 10-8 cm.

  1. Đoạn mạch xoay chiều AB gồm các phần tử ghép nối tiếp theo thứ tự R, L, C. Đoạn AM gồm điện trở thuần và cuộn cảm thuần. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp có biểu thức u = U0 cos(ωt) (V) (biết U, ω không đổi). Khi R thay đổi mà điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM không đổi thì ta phải có 

A. LCω2 = 1. B. 2LCω2 = 1. C. LCω2 = 2. D. 2LC = 1.

  1. Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí phụ thuộc vào

A. cường độ âm. B. vận tốc âm. C. tần số âm. D. năng lượng âm.

  1. Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận

A. mạch biến điệu. B. mạch khuếch đại. C. ăng-ten thu. D. mạch tách sóng.

  1. Chọn phát biểu đúng khi nói về phản ứng nhiệt hạch.

A. Phản ứng nhiệt hạch xảy ra khi có sự hấp thụ nơtrôn chậm của hạt nhân nhẹ.

B. Nếu tính cùng khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

C. Điều kiện duy nhất để phản ứng nhiệt hạch xảy ra là phản ứng phải xảy ra ở nhiệt độ rất cao.

D. Nhiệt độ rất cao trong phản ứng nhiệt hạch là để phá vỡ hạt nhân và biến đổi thành hạt nhân khác.

  1. Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng của phôtôn

A. giảm dần khi phôtôn ra xa nguồn sáng. B. không phụ thuộc vào bước sóng.

C. đều bằng nhau với mọi ánh sáng đơn sắc. D. bằng một lượng tử năng lượng.

  1. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng

A. quang học. B. hoá học. C. nhiệt. D. quang điện.

  1. Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, khi hạt này chuyển động với tốc độ 0,8c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) thì động năng của hạt là

A. 0,36m0c2. B. 0,66m0 c2. C. 1,24 m0c2. D. 0,22 m0c2.

  1. Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quang phổ liên tục của nguyên tố thì đặc trưng cho nguyên tố đó.

B. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.

C. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.

D. Các chất khí hay hơi ở áp suất lớn bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.

  1. Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hidro là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo N thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

A. 12r0. B. 16r0. C. 4r0. D. 9r0.

  1. Cho đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh chỉ có điện trở R và cuộn cảm thuần có cảm kháng là ZL. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Điện áp luôn nhanh pha hơn dòng điện.

B. Điện áp nhanh pha hơn dòng điện góc khi ZL = R.

C. Điện áp chậm pha hơn dòng điện góc khi R = ZL.

D. Điện áp nhanh pha hơn dòng điện góc khi R = ZL.

  1. Chu kì dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. cấu tạo của con lắc. B. biên độ dao động.

C. pha ban đầu của con lắc. D. cách kích thích dao động.

  1. Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí trên đường dây do tỏa nhiệt

không tỉ lệ

A. thuận với bình phương công suất truyền. B. thuận với điện trở đường dây.

C. nghịch với bình phương điện áp nơi truyền đi. D. thuận với thời gian truyền đi xa.

  1. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào trong thuỷ tinh thì

A. tần số tăng, bước sóng giảm. B. tần số không đổi, bước sóng giảm.

C. tần số giảm, bước sóng tăng. D. tần số không đổi, bước sóng tăng.

  1. Gọi năng lượng của phôton ánh sáng đỏ, cam, vàng lần lượt là: εĐ, εC, εV. Sắp xếp nào sau đây đúng?

A. εV > εĐ > εC. B. εĐ < εV < εC. C. εĐ > εC > εV. D. εĐ < εC < εV.

  1. Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?

A. Mạch chỉ có điện trở thuần R. B. Cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với tụ điện C.

C. Điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. D. Điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm L.

  1. Hoạt động nào sau đây là kết quả của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến?

A. Trò chuyện bằng điện thoại bàn. B. Xem thời sự truyền hình qua vệ tinh.

C. Xem phim từ đầu đĩa DVD. D. Xem phim từ truyền hình cáp.

  1. Một cần rung dao động với tần số 20 Hz tạo ra trên mặt nước những gợn lồi và gợn lõm là những đường tròn đồng tâm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Ở cùng một thời điểm, hai gợn lồi liên tiếp (tính từ cần rung) có đường kính chênh lệch nhau 

A. 4 cm. B. 6 cm. C. 2 cm. D. 8 cm.

  1. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các

A. electron đi về anốt và các ion dương đi về catốt. B. ion âm đi về anốt và các ion dương đi về catốt.

C. electron đi từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng. D. ion âm, electron đi về anốt và ion dương đi về catốt.

  1. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ

A. dao động với biên độ cực đại B. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.

C. dao động với biên độ cực tiểu. D. không dao động.

  1. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

C. mà không chịu ngoại lực tác dụng. D. với tần số bằng tần số dao động riêng.

Xem thêm:


  1. Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.

B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.

C. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

  1. Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.

B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.

C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.

D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

  1. Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

  1. Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

A. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.

C. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

D. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

  1. Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì năng lượng

A. điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

B. từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

C. điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

D. từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

  1. Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là

A. một tam giác vuông cân B. một hình vuông

C. một tam giác đều D. một tam giác bất kì.

  1. Nếu một vòng dây quay đều trong từ trường đều, dòng điện cảm ứng trong vòng dây

A. đổi chiều sau mỗi vòng quay B. đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay.

C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng quay. D. không đổi chiều.


  1. Sóng ngang có thể truyền

A. trong chất rắn, lỏng, khí. B. trong chất rắn.

C. trên mặt thoáng chất lỏng và trong chất rắn. D. trong chất lỏng.

  1. Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

C. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

D. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

  1. Công dụng nào sau đây không phải của máy biến áp?

A. Tăng điện áp của dòng điện xoay chiều. B. Giảm hao phí trong truyền tải điện năng đi xa.

C. Giảm điện áp của dòng điện xoay chiều. D. Tăng cường độ của dòng điện không đổi.

  1. Giả sử tại một nơi trên mặt đất có một từ trường đều mà vectơ cảm ứng từ có phương nằm ngang, hướng từ Nam ra Bắc. Một electron chuyển động theo phương ngang, hướng từ Tây sang Đông vào từ trường đều nói trên sẽ chịu tác dụng của lực từ có hướng

A. thẳng đứng từ trên xuống. B. thẳng đứng từ dưới lên.

C. nằm ngang từ Bắc vào Nam. D. nằm ngang từ Đông sang Tây.

  1. Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải phản ứng tỏa năng lượng?

A. . B. .

C. . D. .

  1. Theo thuyết electron, điều nào sau đây là đúng khi nói về vật nhiễm điện?

A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương.

B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm.

C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật thừa electron.

D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít.

  1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cưỡng bức?

A. Khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

D. Khi đang có cộng hưởng, nếu tăng tần số lực cưỡng bức lên thì biên độ của dao động cưỡng bức cũng tăng theo.

  1. Khi nói về tia X phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Tia X có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh.

C. Tia X là bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10-11m đến 10-8m.

D. Tia X có thể dùng để chiếu điện, trị một số ung thư nông.

  1. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

C. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

  1. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch biến điệu có tác dụng

A. biến đổi tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện. B. trộn sóng âm tần với sóng cao tần.

C. biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh. D. tăng biên độ của tín hiệu.

  1. Cho các nhận định về tính chất, ứng dụng của tia tử ngoại như sau

(1) Dùng để chữa bệnh còi xương.

(2) Dùng để chiếu, chụp điện.

(3) Bị nước, thủy tinh hấp thụ rất mạnh.

(4) Dùng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.

(5) Có khả năng biến điệu như sóng điện từ cao tần.

Số nhận định đúng là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

  1. Từ thông qua một vòng dây dẫn có biểu thức , khi đó biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là . Giá trị của

A. rad. B. rad. C. rad. D. rad.

  1. Hồ quang điện được ứng dụng trong

A. quá trình mạ điện. B. quá trình hàn điện.

C. hệ thống đánh lửa của động cơ. D. lắp mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn.

  1. Phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều không có đặc điểm

A. song song với các đường sức từ. B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.

C. vuông góc với dây dẫn mang dòng điện. D. vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ cảm ứng từ và dòng điện.

  1. Hai điện tích điểm đứng yên trong chân không cách nhau một khoảng r, hai điện tích này tác dụng lên nhau một lực có độ lớn bằng F. Đưa hai điện tích vào trong dầu hoả có hằng số điện môi bằng 2 đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng còn thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là 

A. 4,5F. B. 6F. C. 18F. D. 1,5F.

  1. Hai véc tơ quay biểu diễn hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 6cos(6πt-) cm ; x2 = 6cos(2πt + ) cm là hai véc tơ quay

A. có tốc độ dài của M1 và M2 bằng nhau. B. luôn cùng độ dài.

C. luôn ngược chiều nhau. D. luôn cùng tốc độ góc.

  1. Cho phản ứng phóng xạ sau: Gọi mt và ms lần lượt là khối lượng hạt nhân của hệ ở trước và sau phản ứng. Chọn so sánh đúng?

A. ms > mt. B. ms < mt. C. ms = mt. D.

  1. Phổ sóng điện từ được chia vùng như trên hình vẽ. Xác định tên gọi của các vùng bức xạ 1, 2 và 3.

A. 1 - tia hồng ngoại, 2 - tia gamma, 3 - tia tử ngoại.

B. 1 - tia tử ngoại, 2 - tia hồng ngoại, 3 - tia gamma.

C. 1-tia hồng ngoại, 2 - tia tử ngoại, 3 - tia gamma.

D. 1 - tia gamma, 2 - tia tử ngoại, 3 - tia hồng ngoại.

  1. Chọn phát biểu sai ? Máy biến áp lí tưởng là thiết bị biến đổi

A.điện áp xoay chiều. B.dòng điện xoay chiều.

C.tần số D.công suất.

  1. Trong một thí nghiệm nghiên cứu đường đi của các tia phóng xạ người ta cho các tia phóng xạ đi vào khoảng không gian của hai bản kim loại tích điện trái dấu có điện trường đều. Kết quả thu được quỹ đạo chuyển động của các tia phóng xạ như hình bên. Tia lần lượt là các đường

A.(1); (2); (3) và (4). B. (1); (2); (4) và (3).

C. (2); (1);(4) và (3). D. (2); (1); (3) và (4). 

  1. Trong thí nghiệm Y-âng nếu giao thoa đồng thời hai bức xạ đơn sắc khác nhau thì trên màn quan sát được bao nhiêu loại vân sáng khác nhau?

A.2 loại. B. 3 loại. C. 1 loại. D. 4 loại.

  1. Ứng dụng của con lắc đơn dao động điều hòa là

A.chế tạo đồng hồ quả lắc. B. đo gia tốc trọng trường.

C. đo khối lượng của vật D.đo độ cứng của lò xo.

  1. Cách nào sau đây không dùng để giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng?

A.chọn dây dẫn điện có điện trở suất lớn. B. tăng tiết diện dây tải điện.

C. tăng điện áp tại trạm phát. D. tăng công suất tại trạm phát.

  1. Trong máy phát điện xoay chiều ba pha phần cảm có bao nhiêu cặp cực và phần ứng có các cuộn dây mắc như thế nào?

A.Có 3 cặp cực và ba cuộn dây mắc nối tiếp nhau. B. Có 3 cặp cực và ba cuộn dây độc lập nhau.

B.Có 1 cặp cực và ba cuộn dây độc lập nhau. D. Có 1 cặp cực và ba cuộn dây mắc nối tiếp nhau.

  1. Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì

A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.

B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.

C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

  1. Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u1, u2 và u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là

A. B. C. D. .

  1. Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây? 

A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuếch đại. C. Micrô. D. Anten phát. 

  1. Ta thu được quang phổ vạch phát xạ của một đám khí hiđrô trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Kích thích đám khí hiđrô bằng ánh sáng đơn sắc mà các phôtôn có năng lượng ε1 = EM - EK.

Trường hợp 2: Kích thích đám khí hiđrô bằng ánh sáng đơn sắc mà các phôtôn có năng lượng ε2 = EM - EL.

Hỏi trong trường hợp nào ta sẽ thu được vạch quang phổ ứng với sự chuyển EM → EL của các nguyên tử hiđrô ?

A. Trong cả hai trường hợp, ta đều thu được vạch quang phổ nói trên.

B. Trong cả hai trường hợp, ta đều không thu được vạch quang phổ nói trên.

C. Trong trường hợp 1, ta thu được vạch quang phổ nói trên ; trong trường hợp 2 thì không.

D. Trong trường hợp 1 thì không ; trong trường hợp 2, ta sẽ thu được vạch quang phổ nói trên.

  1. Gia tốc của chất điểm điều hòa bằng không khi

A. li độ cực đại. B. li độ cực tiểu.

C. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu. D. vận tốc bằng không.

  1. Trong quá trình phát sóng vô tuyến, phát biểu nào sau đây là đúng về sóng âm tần và sóng mang? 

A. Sóng âm tần là sóng âm, còn sóng mang là sóng điện từ. 

B. Sóng âm tần và sóng mang đều là sóng điện từ. 

C. Sóng âm tần là sóng điện từ, còn sóng mang là sóng cơ. 

D. Sóng âm tần và sóng mang đều là sóng cơ. 

  1. Hạt nhân nguyên tử luôn chứa 

A. prôtôn, nơtrôn và electrôn. B. prôtôn và nơtrôn. C. prôtôn. D. nơtrôn. 

  1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về con lắc lò xo đang dao động điều hòa? 

A. Khi vận tốc của vật giảm thì động năng của vật giảm. 

B. Khi vận tốc của vật giảm thì động năng của vật tăng. 

C. Chu kì vật tỉ lệ với khối lượng vật nặng. 

D. Gia tốc của vật có giá trị dương khi vận tốc của vật đang tăng.

  1. Cho một tia sáng đa sắc gồm bốn thành phần đơn sắc: vàng, lam, lục và tím truyền nghiêng góc với mặt phân cách từ nước ra không khí. Sắp xếp theo thứ tự góc khúc xạ tăng dần của các tia sáng đơn sắc. Thứ tự đúng là 

A. vàng, lam, lục, tím. B. vàng, lục, lam, tím. C. tím, lục, lam, vàng. D. tím, lam, lục, vàng.

  1. Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.

C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron. D. Trạng thái có năng lượng ổn định.

  1. Một con lắc lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa dưới tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức.Khi đặt lần lượt các lực cưỡng bức ; thì vật dao động theo các phương trình lần lượt là ; . Hệ thức đúng là

A.. B. . C.. D. 

  1. Phản ứng hạt nhân nào dưới đây là phản ứng phân hạch?

A. . B. .

C. . D. .

  1. Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vecto gia tốc đổi chiều khi vật có li độ cực đại

B. Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật cùng chiều khi vật chuyển động về vị trí cân bằng

C. Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng

D. Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật cùng chiều khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng

  1. Trong sóng cơ học, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ của phần tử vật chất. B. tốc độ trung bình của phần tử vật chất.

C. tốc độ truyền pha dao động. D. tốc độ cực đại của phần tử vật chất.

  1. Khi thực hiện thí nghiệm đo bước sóng của ánh sáng bằng phương pháp giao thoa Y – âng. Khi thực hành đo khoảng vận bằng thước cặp, ta thường dùng thước cặp đo khoảng cách giữa

A. vài vân sáng. B. hai vân sáng liên tiếp.

C. hai vân tối liên tiếp. D.vân sáng và vân tối gần nhau nhất. 

  1. Trong máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong mỗi cuộn dây của stato có giá trị cực đại là E0. Khi suất điện động tức thời trong một cuộn dây bằng 0 thì suất điện động tức thời trong mỗi cuộn dây còn lại có độ lớn bằng nhau và bằng 

A.. B.. C.. D..

  1. Trong sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện không có 

A. mạch biến điệu. B. anten. C. mạch khuếch đại. D. mạch tách sóng. 

  1. Nguyên nhân gây ra sự cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm thuần là do hiện tượng 

A. cộng hưởng điện. B. quang dẫn. C. tự cảm. D. toả nhiệt. 

  1. Trong dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi

A. lực cản môi trường nhỏ. B. biên độ lực cưỡng bức nhỏ.

C. tần số lực cưỡng bức nhỏ. D. biên độ lực cưỡng bức lớn.

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình (A > 0, ω > 0). Lực kéo về có

pha ban đầu bằng 

A. B. C. D.

  1. Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng của một phôtôn

A. không phụ thuộc vào tần số của sóng ánh sáng tương ứng.

B. tỉ lệ nghịch với chu kì của sóng ánh sáng tương ứng.

C. giảm dần khi đi xa nguồn sáng.

D. bằng nhau với mọi ánh sáng.

  1.  Đồ thị dao động âm do hai dụng cụ phát ra biểu diễn như hình vẽ bên. Âm 1 (đồ thị x1, nét đứt), âm 2 (đồ thị x2, nét liền). Kết luận nào sau đây là đúng? 

A. Hai âm có cùng âm sắc. 

B. Âm 1 là nhạc âm, âm 2 là tạp âm. 

C. Âm 2 cao hơn âm 1.

D. Hai âm có cùng tần số.

  1. Sóng siêu âm không sử dụng được vào các việc nào sau đây?

A. Dùng để soi các bộ phận cơ thể. B. Dùng để nội soi dạ dày.

C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại. D. Thăm dò: đàn cá; đáy biển.

  1. Đặt điện áp xoay chiều u = U0coωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện

áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng

của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

A.. B.. C.. D.

  1.  Vết của các hạt β- và β+ phát ra từ nguồn N chuyển động trong từ trường B có dạng như hình vẽ. So sánh động năng của hai hạt này ta thấy 

A. chưa đủ dữ kiện để so sánh 

B. động năng của hai hạt bằng nhau 

C. động năng của hạt β- nhỏ hơn 

D. động năng của hạt β+ nhỏ hơn 

  1. Ứng dụng nào sau đây không phải của sóng siêu âm?

A. Dùng để thăm dò dưới biển

B. Dùng để phát hiện các khuyết tật trong vật đúc.

C. Dùng để chẩn đoán bằng hình ảnh trong y học

D. Dùng để làm máy bắn tốc độ xe cộ.

  1. Tốc độ truyền âm.

A. phụ thuộc vào cường độ âm.

B. phụ thuộc vào độ to của âm.

C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

D. phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

  1. Nguyên tử hiđrô khi chuyển từ trạng thái dừng N về K thì phát ra phôtôn có tần số f1; khi chuyển từ trạng thái dừng M về L thì phát ra phôtôn có tần số f2; khi chuyển từ trạng thái dừng L về K thì phát ra phôtôn có tần số f3. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng N về M thì phát ra phôtôn có tần số f4 được tính bởi công thức nào sau đây?

A. B. C. D.

Xem thêm:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh ý kiến bình luận đóng góp của bạn cho Blog Học cùng HCV. (c) hcv2020

Bài đăng phổ biến 7D