Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

hcv2020> Vật lí: Hai dao động điều hòa có cùng phương, cùng tần số, có độ lệch pha Δϕ. Biên độ của hai dao động lần lượt là 5cm và 20cm. biên độ dao động tổng hợp không thể lấy giá trị nào sau đây?

Hai dao động điều hòa có cùng phương, cùng tần số, có độ lệch pha Δϕ. Biên độ của hai dao động lần lượt là 5cm và 20cm. biên độ dao động tổng hợp không thể lấy giá trị nào sau đây? Chọn câu đúng:

A. 30cm

B. 15cm

C. 25cm

D. 20cm

Tags: Vật lí , blog học cùng hcv2020, hcv2020, hcv2020.blogspot.com, dao động điều hòa


Hướng dẫn giải từ Blog Học cùng HCV: Ta biết 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có thể tổng hợp lại thành 1 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp

Biên độ của dao động tổng hợp có giá trị lớn nhất khi nào?

Biên độ của dao động tổng hợp này lớn nhất khi 2 dao động thành phần cùng pha, khi đó A = A1+A2, tất nhiên không thể có kết quả là 30 được. ==> Chọn A nhé

Biên độ của dao động tổng hợp có giá trị nhỏ nhất khi nào?

Ta sẽ có giá trị cực tiểu của biên độ của dao động tổng hợp khi 2 dao động thành phần ngược pha: A = |A1-A2|. 

Để làm tốt câu hỏi loại này, ta cần ôn tập lý thuyết cơ bản về Dao động điều hòa.
Ta tập trung vào chủ đề "Xác định các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa" trong chương Dao động cơ học Vật lí 12. 
Bạn cùng HCV2020 tổng hợp lại kiến thức trọng tâm này nhé.

Dao động điều hòa là một nội dung quan trọng, xuất hiện rất nhiều (cỡ 6 - 7 câu) trong các đề thi THPT quốc gia những năm gần đây. Có nhiều dạng bài tập và các cách đặt câu hỏi lý thuyết cũng rất đa dạng; hôm nay chúng ta cùng luyện tập lại theo từng chủ đề. Mỗi bài học có tóm tắt công thức và các câu hỏi trắc nghiệm.

Đại cương về Dao động điều hòa #1: Xác định các đại lượng đặc trưng trong dao động điều hòa

Tóm tắt lý thuyết về Dao động điều hòa và các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa.

Định nghĩa dao động điều hòa

Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.

- Phương trình li độ của vật dao động điều hòa:

- Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa::

Trong đó: ω.A là biên độ của vận tốc.

- Phương trình gia tốc của vật dao động điều hòa::

Trong đó: ω2.A là biên độ của gia tốc.

Các đại lượng đặc trưng trong dao động điều hoà: 

- Li độ x (m; cm) (toạ độ) của vật; cho biết độ lệch và chiều lệch của vật so với VTCB O.

- Biên độ A > 0 (m cm;): (độ lớn li độ cực đại của vật); cho biết độ lệch cực đại của vật so với VTCB O.

- Pha ban đầu φ (rad) ): xác định li độ x vào thời điểm ban đầu t0 = 0 hay cho biết trạng thái ban đầu của vật vào thời điểm ban đầu t0 = 0 . Khi đó: x0 = Acosφ

- Pha dao động (ωt + φ) (rad): xác định li độ x vào thời điểm t hay cho biết trạng thái dao động (vị trí và chiều chuyển động) của vật ở thời điểm t.

- Tần số góc ω (rad/s): cho biết tốc độ biến thiên góc pha.

- Mối liên hệ giữa tần số, tần số góc và chu kỳ

- Mối liên hệ giữa x, v, A

Mối liên hệ giữa x, v, AMối liên hệ giữa x, v, A

- Mối liên hệ giữa vận tốc và gia tốc

Mối liên hệ giữa vận tốc và gia tốc

Đây chính là Biểu thức độc lập với thời gian của v, a, A và w trong dao động điều hòa.

- Tại vị trí biên (x = A)

- Tại vị trí cân bằng (x =0)

Giản đồ 'Thời gian chuyển động của vật dao động điều hòa' giúp giải toán vật lí luyện thi đại học hiệu quả.

hời gian chuyển động của vật dao động điều hòa

>> Bạn có thể tải phần tóm tắt lí thuyết Đại cương Dao động điều hòa này ở đây.

>> Các chủ đề khác trên Blog Học cùng HCV : Vật lí

Đề xuất: DẠNG bài tập XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM VẬT ĐI QUA VỊ TRÍ LI ĐỘ X

 

  • Sử dụng đường tròn lượng giác.

  • Thời gian t = hoặc t = .T

  • 1 chu kì T  = 360


  1. Cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động (cm). Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên vào thời điểm 

A. s.   B. s.        C. s.   D. s.

  1. Một vật dao động điều hoà với ly độ trong đó t tính bằng (s) .Vào thời điểm nào sau đây vật đi qua vị trí x = 2cm theo chiều dương của trục toạ độ

A. t = 1s.                   B. t = 2s.        C. t = s.                    D. t = s.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10cos(2t +)cm thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng lần thứ 3 là

A.s. B.s. C.1s. D.s. 


  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 8cos10πt. Xác định thời điểm vật đi qua vị trí x = 4 lần thứ 2 theo chiều âm kể từ thời điểm bắt đầu dao động.

A. 2/30s.  B. 7/30s. C. 3/30s. D. 4/30s.


  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình thời gian ngắn nhất từ lúc vật bắt đầu dao động đến lúc vật qua vị trí có li độ lần thứ 3 theo chiều dương là 

A. 7s. B. 9s.           C. 11s.           D.12s.


  1. Con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kì T = 1, 5 s và biên độ A = 4cm, pha ban đầu là . Tính từ lúc t = 0, vật có toạ độ x = -2 cm lần thứ 2005 vào thời điểm nào 

A. 1503s    B. 1503, 25s         C. 1502, 25s D. 1503, 375. 

   

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/6) cm. Thời điểm thứ 3 vật qua vị trí x = 2cm theo chiều dương.

A. 9/8 s B. 11/8 s C. 5/8 s D.1, 5 s


  1. Vật dao động điều hòa có ptrình: x =5cosπt (cm).Vật qua VTCB lần thứ 3 vào thời điểm : 

A. 2, 5s. B. 2s.   C. 6s. D. 2, 4s


  1. Vật dao động điều hòa có phương trình: 

x = 4cos(2πt - π) (cm, s). Vật đến vị trí biên dương  lần thứ 5 vào thời điểm 

A. 4, 5s. B. 2, 5s. C. 2s.       D. 0, 5s.


  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình: x = 6cos(πt  π/2) (cm, s). Thời gian vật đi từ VTCB đến lúc qua điểm có x = 3cm lần thứ 5 là 

A. 61/6s. B. 9/5s.      C. 25/6s. D. 37/6s.


  1. Một vật DĐĐH với phương trình x = 4cos(4πt + π/6)cm. Thời điểm thứ 2009 vật qua vị trí 

x = 2cm, kể từ t = 0, là 

A.s.   B. C. D. Đáp án khác


  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 8cos10πt. Thời điểm vật đi qua vị trí x = 4 lần thứ 2008 theo chiều âm kể từ thời điểm bắt đầu dao động là : 

A. (s). B. (s)         C. (s)             D. (s)


Nguồn bài viết: https://hcv2020.blogspot.com
xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh ý kiến bình luận đóng góp của bạn cho Blog Học cùng HCV. (c) hcv2020

Bài đăng phổ biến 7D